Làm sao để tự thiết lập chiến lược giao dịch cho chính mình?
Bạn đã tìm hiểu nhiều chiến lược giao dịch khác nhau từ Olymp Trade. Tất cả đều có ưu nhược điểm riêng. Bây giờ, bạn muốn thu thập và thiết kế cho riêng mình một chiến lược tối ưu. Trong bài viết hôm nay, blog sẽ đưa ra 6 bước để giúp bạn các cách thức để hình thành chiến lược đó. Trọng tâm chính của bài học này là hướng dẫn bạn tự thiết kế hệ thống giao dịch ngoại hối của riêng bạn.
Nên nhớ rằng, mặc dù không mất nhiều thời gian để đưa ra một hệ thống hoàn chỉnh, nhưng phải mất một thời gian để thử nghiệm nó. Vì vậy, kiên nhẫn vẫn là chìa khóa ở đây. Cuối cùng thì một chiến lược giao dịch ngoại hối tốt có khả năng giúp bạn kiếm được nhiều tiền.
Bước 1: Khung thời gian cho chiến lược giao dịch
Điều đầu tiên bạn cần xác định bạn là nhà giao dịch kiểu gì khi tạo hệ thống giao dịch ngoại hối.
– Bạn có phải là một người giao dịch ngắn hạn (Day Trader) hay một người giao dịch trung hạn (Swing Trader)?
– Bạn có thích nhìn vào biểu đồ mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng hoặc thậm chí hàng năm không? Bạn nghĩ bạn sẽ giữ nguyên, không giao dịch được bao lâu? Điều này sẽ giúp xác định khung thời gian bạn sẽ sử dụng để giao dịch. Mặc dù bạn vẫn sẽ xem xét nhiều khung thời gian. Nhưng cần phải xác định khung thời gian chính nào bạn sẽ sử dụng. Để từ khung thời gian đó sẽ xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc khi tìm kiếm tín hiệu giao dịch.
Bước 2: Tìm các chỉ số giúp xác định xu hướng mới.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất khi giao dịch là cần xác định đúng xu hướng của thị trường. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng các chỉ số – chỉ báo.
Đường trung bình di động (Moving averages: MA), là một chỉ số phổ biến. Các nhà giao dịch thường dùng nó để giúp họ xác định xu hướng. Cụ thể, họ sẽ sử dụng hai đường trung bình di động. Một đường chậm và một đường nhanh. Và họ đợi cho đến khi đường trung bình chậm cắt ngang đường trung bình nhanh. Đây là điều căn bản đường cắt của thanh trung bình chuyển động (moving average crossover). Xem minh họa, bạn sẽ thấy hai đường xanh đỏ cắt nhau. Đó là ví dụ của moving average crossover.
Ở dạng đơn giản nhất, MA là cách nhanh nhất để xác định xu hướng mới. Đó cũng là cách dễ nhất để phát hiện một xu hướng mới. Tất nhiên, có nhiều cách khác các nhà giao dịch ngoại hối phát hiện xu hướng, nhưng MA là một trong những cách dễ sử dụng nhất.
Bước 3: Tìm các chỉ số khác giúp xác định lại xu hướng ở trên.
Mục tiêu thứ hai khi thiết lập chiến lược giao dịch là tránh sai lệch hay báo động giả. Trader thường sử dụng các chỉ báo để hỗ trợ trong việc xác định xu hướng của thị trường trong tương lai. Đa số các trader thường có niềm tin rằng, khi có càng nhiều các chỉ báo cùng khẳng định 1 xu hướng thì phần trăm thắng của họ càng chắc chắn. Nhưng phải nói rằng,, các chỉ báo chỉ phản ánh thị trường dựa trên lịch sử biểu đồ cho đến hiện tại. Cho nên, một số chỉ báo thường cho tín hiệu chậm (người ta còn gọi là lagging indicator).
Như vậy, muốn có dự đoán thật chính xác hơn, nhà giao dịch cần sử dụng chỉ báo và đồng thời là việc phân tích biểu đồ nến. Chỉ báo không chính xác 100%. Được. Nhấn mạnh rằng chỉ báo chỉ hỗ trợ họ trong việc phân tích thị trường và giúp họ đạt % chính xác cao hơn chứ không phải cứ nghe theo chỉ báo là chính xác 100%.
Vậy làm sao để phát hiện ra các xu hướng giả? Bằng cách đảm bảo rằng khi chúng ta thấy tín hiệu cho một xu hướng mới, chúng ta có thể xác nhận nó bằng cách sử dụng các chỉ báo hoặc biểu đồ khác. Có nhiều chỉ báo kỹ thuật tốt để xác nhận các xu hướng như:
– MACD (Moving Average Convergence/Divergence): Đường trung bình di chuyển khi hội tụ và khi phân kì.
– Stochastic: bộ dao động- xác định các tín hiệu đảo chiều của giá.
– RSI (Relative Strength Index): chỉ số sức mạnh tương đối.
Bên dưới là các hình ảnh minh họa các chỉ báo.
Khi bạn trở nên quen thuộc hơn với các chỉ số khác nhau, bạn sẽ tìm thấy những chỉ số mà bạn thấy phù hợp với mình hơn những chỉ số khác và có thể kết hợp những chỉ số đó vào hệ thống của bạn.
Bước 4: Xác định rủi ro từ phía bạn.
Khi phát triển chiến lược giao dịch ngoại hối, điều rất quan trọng là bạn xác định số tiền bạn sẵn sàng mất trên mỗi giao dịch. Điều này sẽ khiến bạn tỉnh táo trong các quyết định hơn. Không nhiều người thích nói về việc thua lỗ. Nhưng trong thực tế, một nhà giao dịch giỏi nghĩ về những gì mình có thể có khả năng mất TRƯỚC KHI nghĩ về việc có thể giành được bao nhiêu. Điều này sẽ làm bạn khác với các nhà giao dịch khác. Bạn cần phải chừa lại một khoản đủ trong quỹ đầu tư của mình mà không đầu tư hết trong cùng 1 giao dịch duy nhất.
Bước 5: Xác định thời điểm Vào lệnh và Thoát lệnh:
Khi bạn xác định số tiền bạn sẵn sàng mất cho một giao dịch, bước tiếp theo của bạn là tìm ra điểm bạn sẽ Vào lệnh và Thoát lệnh để có được lợi nhuận cao nhất.
Chiến lược vào lệnh:
Tùy theo các chiến thuật giao dịch khác nhau mà điểm vào lệnh của các trader cũng khác nhau. Đối với giao dịch forex, một số trader vào lệnh khi xu hướng cũ chưa kết thúc để đón đầu xu hướng mới, tối đa hóa lợi nhuận (mua khi giá ở điểm thấp nhất hay bán khi giá ở điểm cao nhất).
Trường hợp khác, một số trader chờ cho giá xác nhận tín hiệu thay đổi xu hướng mới vào lệnh để giảm thiểu rủi ro. Hoặc như một số trader thì vào lệnh khi xu hướng đang diễn ra để lái theo xu hướng (mượn nước đẩy thuyền). Trader cũng có thể vào lệnh dựa trên các mức giá họ vạch ra sẵn. Đối với trader giao dịch với thời gian cố định, họ thường vào lệnh khi nến cũ kết thúc và nến mới vừa mới bắt đầu. Hoặc, họ giao dịch khi nến đang chạy, tại vùng giá họ vạch ra trước.
Ví dụ, trong biểu đồ bên dưới, trader này vào lệnh khi nến đóng bên dưới đường hỗ trợ.
Chiến lược thoát lệnh:
Đối với Thoát lệnh, bạn có một vài lựa chọn khác nhau. Một trong số đó là theo dõi điểm thoát lệnh của bạn. Nghĩa là nếu giá di chuyển có lợi cho bạn bằng một số tiền X, bạn di chuyển điểm dừng của mình bằng số tiền X.
Một cách khác để thoát là đặt mục tiêu đã đặt và thoát khi giá chạm vào mục tiêu đó. Cách tính toán mục tiêu của bạn là tùy thuộc vào bạn. Ví dụ, một số nhà giao dịch chọn mức hỗ trợ và kháng cự làm mục tiêu của họ.
Trong biểu đồ bên dưới, lối ra được đặt ở một mức giá cụ thể gần cuối kênh giảm dần.
Những người khác chỉ chọn đi cùng một lượng pips (rủi ro cố định) trên mỗi giao dịch. Đa số các trader thường quyết định trước số lượng pips họ có thể mất trong mỗi giao dịch. Số lượng này còn gọi là độ dài của stop loss. Ví dụ như 30 pips, 50 pips…
Tuy nhiên, bạn có thể linh động với các giao dịch của mình, tùy theo tình hình thị trường. Chỉ cần bạn chắc chắn sẽ quyết tâm với các quy tắc mình đã đặt ra. Chứ không thoát lệnh khi chưa đạt mục tiêu. Một cách nữa bạn có thể thoát lệnh là có một bộ tiêu chí mà khi được đáp ứng sẽ báo hiệu cho bạn thoát. Ví dụ: bạn có thể đặt quy tắc là khi các chỉ báo cho dấu hiệu xu hướng sẽ đảo chiều thì bạn sẽ đóng giao dịch.
Bước 6: Quyết tâm đến cùng với những tiêu chí đã đặt ra:
Sẽ không có ý nghĩa gì cho một chiến lược hoàn hảo được đặt ra mà không được làm theo. Việc quan trọng nhất là bạn cần tôn trọng và làm sẽ những tiêu chí đã đặt ra. Kỷ luật là một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà một nhà giao dịch phải có. Vì vậy, bạn phải luôn nhớ quyết tâm với hệ thống của mình! Sẽ không có hệ thống nào phù hợp với bạn nếu bạn không tuân thủ các quy tắc.
Và cũng không có chiến lược giao dịch nào thật sự hiệu quả nếu bạn dành quá nhiều thời gian cài đặt các quy tắc rồi bỏ đó không theo. Vì vậy, chiến lược có hiệu quả không phụ thuộc vào việc bạn đã tôn trọng và quyết tâm theo các quy tắc đã đặt ra.
Xem Ý Kiến (3)
Thiết kế chiến lược giao dịch cần dễ và đơn giản, đừng cố gắng tạo cái gì phức tạp mà mình không nắm chắc được cách vận hành, chỉ vậy thôi là đủ đặt tiêu chuẩn tỷ lệ giao dịch thắng cao rồi
Tui thấy chiến lược giao dịch người ta có đầy mà. Mình chỉ cần xem cái nào phù hợp với cách mình giao dịch thì mình lựa ra xài thôi. Tự thiết kế cũng ổn nhưng mà khó có thể chính xác chuẩn chỉnh như người ta được đó
tự thiết kế chiến lược giao dịch là hay nhất, tại mình biết mình muốn gì, và khả năng mình đến đến đâu!